Approach

Your Organisational Guidance

ebpracticenet urges you to prioritise the following organisational guidance:

Prévention de l’InfluenzaPublished by: Groupe de travail Développement de recommandations de première ligneLast published: 2018Preventie van influenzaPublished by: Werkgroep Ontwikkeling Richtlijnen Eerste Lijn (Worel)Last published: 2018

Mục tiêu chính của điều trị ở cấp bệnh nhân là giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian xảy ra triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Ở cấp y tế công cộng, mục đích là để ngăn ngừa hoặc kiểm soát bùng phát dịch cúm để tránh tình hình dịch bệnh hoặc đại dịch. CDC: Influenza (Flu) Opens in new window

Khi chỉ định điều trị kháng vi-rút, tốt nhất nên điều trị trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ hoặc đã có kết quả xét nghiệm xác nhận bệnh cúm.

Khuyến cáo điều trị với những người có nguy cơ cao hình thành biến chứng bệnh của cúm, và có thể bắt đầu trị liệu trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng. Có thể cân nhắc điều trị với những người được chẩn đoán nhiễm cúm 48 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng, là người có các triệu chứng tiếp diễn.

Tất cả các bệnh nhân nhập viện vì bệnh cúm đều cần điều trị kháng vi-rút.

Những người không có nguy cơ biến chứng cao có thể được điều trị kháng vi-rút nếu nghi ngờ bệnh cúm ở mức độ cao hoặc đã được xác nhận, trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng, và nếu họ muốn rút ngắn thời gian bị bệnh.

Biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào, nhưng nhiều phân nhóm nguy cơ cao rất dễ bị. Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm:[104]

  • Bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính (bao gồm bệnh hen suyễn) hoặc bệnh tim

  • Bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan, bệnh thần kinh mạn tính, hoặc ức chế miễn dịch

  • Bệnh nhân ở nhà điều dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc mạn tính

  • Trẻ sơ sinh từ 6 đến 59 tháng tuổi

  • Người lớn >65 tuổi

  • Phụ nữ mang thai

  • Nhân viên y tế hay người chăm sóc các thành viên thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Nhiễm cúm không biến chứng

Nhiễm cúm không biến chứng là một chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do các vi-rút cúm A hoặc B gây ra thường tự khỏi ở nhóm dân số nói chung.[105] Điều trị nhằm vào chăm sóc hỗ trợ các triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các phương pháp điều trị này thường bao gồm các thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau đối với sốt, và tăng lượng chất lỏng để chống mất nước. Các triệu chứng thường hết trong khoảng 1 tuần; tuy nhiên, ho và mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn.[106]

Nhiễm cúm biến chứng

Bệnh nặng, biến chứng có thể xảy ra ở ca nhiễm cúm và thường liên quan nhiều hơn với nhiễm cúm A so với nhiễm cúm B.

Các biến chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa và viêm xoang do vi khuẩn. Biến chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phổi do vi-rút nguyên phát viêm phổi do vi-rút thứ phát.

Điều trị những biến chứng này có thể cần chăm sóc hỗ trợ quyết liệt hơn, thường cần nhập viện, kèm kháng sinh và/hoặc điều trị kháng vi-rút.

Tỷ lệ nhập viện cao nhất là ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân >65 tuổi, và bệnh nhân có tình trạng bệnh lý mạn tính. Hơn 90% các ca tử vong liên quan đến cúm là ở bệnh nhân >65 tuổi.[106]

Điều trị kháng vi-rút với nhiễm cúm sớm

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị kháng vi-rút càng sớm càng tốt đối với bệnh nhân đã được xác nhận hoặc nghi ngờ cúm, là người bị bệnh nghiêm trọng, biến chứng, hoặc tiến triển, hoặc người phải nhập viện, cũng như bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng.[107][108][109]Mặc dù chất ức chế neuraminidase đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị bệnh cấp tính không biến chứng, các hướng dẫn có xu hướng khuyến cáo sử dụng các loại thuốc này cho bệnh biến chứng cũng như ở những người có nguy cơ biến chứng. Các hướng dẫn địa phương có thể khác nhau và cần được tham khảo.[110]

Các chất ức chế neuraminidase (zanamivir, oseltamivir, và peramivir) có hiệu quả chống lại cả cúm A và B.[111][112][107][113][114]Oseltamivir và zanamivir có hiệu quả khiêm tốn đối với việc chống lại các triệu chứng cúm ở người lớn khỏe mạnh,[115] [ Cochrane Clinical Answers logo ] và đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị cúm A/H1N1 năm 2009.[111][116][117][118] Tuy nhiên, đã có nhiều cuộc tranh luận về việc sử dụng oseltamivir và liệu nó có làm giảm các biến chứng ở người lớn khỏe mạnh và trẻ em hay không.[111][119][120][121] Các nghiên cứu quan sát gợi ý oseltamivir có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhập viện do mắc cúm theo mùa.[122] Kết quả từ một phân tích tổng hợp cho thấy oseltamivir giúp giảm một chút thời gian để đạt đến trạng thái bớt triệu chứng lâm sàng ở người trưởng thành bị cúm, nhưng tăng tỷ lệ buồn nôn và nôn mửa.[123]

Thuốc ức chế M2 amantadine và rimantadine chỉ có tác dụng kháng cúm A. [ Cochrane Clinical Answers logo ] [ Cochrane Clinical Answers logo ] Có sự đồng thuận rằng rimantadine không nên dùng làm phương pháp điều trị bậc một, bởi vì nó có tính kháng chéo với amantadine cao. Do số vi-rút cách ly nhờn thuốc tăng lên, các bác sĩ cần tìm kiếm lời khuyên từ cơ quan chức năng địa phương liên quan đến các thuốc kháng vi-rút dựa trên các quy luật kháng thuốc theo mùa.[107]

Đã có báo cáo rằng oseltamivir đường uống và zanamivir hít giảm thời gian mắc bệnh cúm khi được bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng, cả ở trẻ em tới 12 tuổi và người lớn.[124][125]Lợi ích của điều trị là lớn nhất khi bắt đầu sử dụng thuốc trong vòng 24 đến 30 giờ đầu tiên sau khi khởi phát triệu chứng.[124][126][127][128]

Nếu được kê toa, oseltamivir và zanamivir nên được dùng ở bệnh nhân đến khám trong vòng 2 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng và được dùng trong 5 ngày. Peramivir được cho dùng theo cách truyền liều đơn, và cũng cần được cho dùng trong vòng 2 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng.[107][108]Peramivir có thể được khuyến cáo cho những người không thể uống hay hít chất ức chế neuraminidase.

Người lớn thường dung nạp oseltamivir tốt nhưng thuốc có thể gây nôn mửa ở trẻ em. Zanamivir có ít bằng chứng giảm các biến chứng hô hấp ở người lớn hơn so với oseltamivir.

Một cảnh báo về an toàn thuốc liên quan đến oseltamivir đã được công bố tháng 11 năm 2006 sau khi có các báo cáo về tự làm tổn thương bản thân và sảng liên quan đến việc sử dụng thuốc này. Cảnh báo đó cho biết những người bị cúm, đặc biệt là trẻ em, có thể có nguy cơ gia tăng tự làm tổn thương bản thân và lú lẫn ngay sau khi dùng oseltamivir và cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu hành vi bất thường.

Những phụ nữ mang thai có biểu hiện mắc bệnh không biến chứng do cúm, và những người không có bằng chứng về bệnh toàn thân, có thể được sử dụng zanamivir hoặc oseltamivir.[108] Theo quan điểm của phơi nhiễm toàn thân thấp hơn, zanamivir được khuyến nghị là lựa chọn đầu tiên, mặc dù có thể dùng cả hai loại thuốc. Ở phụ nữ đang cho con bú, oseltamivir được ưu tiên hơn zanamivir. Trẻ em < 1 tuổi có triệu chứng cúm theo mùa nên được điều trị bằng oseltamivir.[108]

Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút sau khi phơi nhiễm

Cần được cân nhắc cho:[108][129]

  • Những người có nguy cơ cao hình thành biến chứng bệnh cúm nếu bệnh hình thành ngay sau khi tiêm vắc-xin cúm, trước khi hình thành đáp ứng miễn dịch đầy đủ.

  • Những người bị chống chỉ định sử dụng vắc-xin. Điều này có thể bao gồm sốc phản vệ với trứng hoặc dị ứng với các thành phần khác của vắc-xin, bệnh sốt hoặc tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barre trong vòng 6 tuần sau khi cho dùng vắc-xin cúm trước đó.

  • Những người chưa được tiêm vắc-xin nhưng có biểu hiện triệu chứng hô hấp cấp tính trong một đợt bùng phát cúm đã biết.

  • Những người không được tiêm vắc-xin có tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao hình thành các biến chứng của bệnh cúm trong một đợt bùng phát cúm.

  • Tất cả những người sống trong cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc viện dưỡng lão, bao gồm những người đã được tiêm vắc-xin, nếu bùng phát dịch cúm trong cộng đồng nơi họ đang sống. [ Cochrane Clinical Answers logo ]

  • Những người có nguy cơ bị biến chứng cao nhất, bao gồm cả tử vong. Điều này có thể bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch.

  • Những người không thể nhận vắc-xin do thiếu hụt, trừ khi họ có nguy cơ cao hình thành các biến chứng của bệnh cúm.

Cả oseltamivir và zanamivir đã cho thấy có hiệu quả như là biện pháp dự phòng lây nhiễm khi dùng sớm sau khi tiếp xúc với cá nhân bị nhiễm bệnh.[124] [ Cochrane Clinical Answers logo ] Một nghiên cứu cho thấy khi điều trị bằng oseltamivir đường uống hoặc zanamivir dạng hít cho những người tiếp xúc với người bệnh trong hộ gia đình trong vòng 48 giờ kể từ ca bệnh chỉ điểm có các triệu chứng giống cúm theo mùa, số ca bệnh cúm có triệu chứng sau đó giảm đáng kể ở những người tiếp xúc với bệnh nhân trong hộ gia đình.[124]

Điều trị kháng sinh

Viêm phổi do vi khuẩn thứ phát là một biến chứng quan trọng của bệnh cúm theo mùa và chiếm tới 25% số ca tử vong liên quan đến cúm theo mùa.[5] Các vi khuẩn phổ biến nhất có liên quan đến viêm phổi trong bối cảnh đồng nhiễm cúm là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, và Haemophilus influenzae. Thuốc kháng sinh cần nhằm vào các vi khuẩn này.[130]

Use of this content is subject to our disclaimer