History and exam

Your Organisational Guidance

ebpracticenet urges you to prioritise the following organisational guidance:

Prévention de l’InfluenzaPublished by: Groupe de travail Développement de recommandations de première ligneLast published: 2018Preventie van influenzaPublished by: Werkgroep Ontwikkeling Richtlijnen Eerste Lijn (Worel)Last published: 2018

Key diagnostic factors

common

mùa đông

Bệnh cúm thường có quy luật bùng phát theo mùa, với bệnh dịch hay xảy ra từ cuối thu đến đầu xuân.

bùng phát cúm hiện tại

Nghi ngờ khả năng nhiễm cúm mùa cao nếu có ghi chép về bùng phát bệnh trong cộng đồng. Trong mùa cúm, CDC công bố các bản cập nhật hàng tuần trực tuyến tóm tắt thông tin về hoạt động của cúm. CDC: FluView: weekly influenza surveillance report Opens in new window WHO cũng theo dõi và báo cáo tỷ lệ mắc bệnh cúm.

Không được tiêm chủng

Cần hỏi bệnh nhân xem họ đã tiêm vắc-xin cúm mỗi năm hay chưa. Những người lớn khỏe mạnh được tiêm bắp vắc-xin bất hoạt giảm đáng kể khả năng nhiễm cúm A hoặc B dựa trên xét nghiệm huyết thanh cẩn thận, so với nhóm đối chứng, và có các triệu chứng cúm lâm sàng nhẹ hơn (1,7% so với 13,4%).[59][60]

sốt với ho

Các nghiên cứu trên các bệnh nhân lớn tuổi cho thấy có sự khởi phát cấp tính của sốt và ho có giá trị dự đoán dương tính chỉ từ 30% đến 53% tương ứng với các bệnh nhân bị cúm không nhập viện và nhập viện.[84][85]

Một nghiên cứu về những người lớn tuổi được tiêm vắc-xin ngừa bệnh phổi mạn tính đã báo cáo rằng ho không dự đoán được nhiễm vi-rút cúm đã xác nhận ở phòng thí nghiệm, mặc dù cả sốt hoặc tình trạng sốt và đau cơ có giá trị dự đoán dương tính là 41%.[86]

Trẻ nhỏ ít khi báo cáo các triệu chứng cúm điển hình như sốt và ho.[87] Evidence C

Nếu sốt và ho trở nặng hơn, có đờm mủ và khó thở, nên nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát. Chụp X-quang ngực xác nhận có sự thâm nhiễm.

Viêm phổi do vi khuẩn thứ phát là một biến chứng quan trọng của bệnh cúm và chiếm tới khoảng 25% số ca tử vong liên quan đến cúm.[5]

Other diagnostic factors

common

Đau họng

Không thường gặp các triệu chứng miệng hầu ngoài đau họng với chứng xung huyết liên quan

uncommon

bệnh hạch bạch huyết cổ

Một phát hiện không cụ thể có thể phổ biến hơn ở trẻ em.[83]

khó thở

Một triệu chứng không phổ biến gợi nhắc đánh giá về biến chứng của bệnh cúm như viêm phổi do vi khuẩn, đặc biệt khi có biểu hiện sốt, ho và đờm mủ.[5]

Risk factors

strong

Từ 65 tuổi trở lên

So với những người trẻ, người lớn khỏe mạnh, những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm và có nhiều khả năng mắc các bệnh lý kèm theo mà có thể sẽ trầm trọng hơn do nhiễm cúm. Người ta ước tính rằng 90% số ca tử vong do cúm theo mùa và hơn 60% số ca nhập viện do cúm theo mùa xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên tại Mỹ mỗi năm.[13][14] Bệnh cúm có thể là một bệnh rất nghiêm trọng khi hệ miễn dịch trở nên yếu hơn theo tuổi tác. Tuổi này cũng nhiều khả năng khiến cho các bệnh lý kèm theo có thể trầm trọng hơn do nhiễm cúm[15]

Ở người lớn tuổi, tiêm vắc-xin có thể giảm một nửa tỷ lệ nhiễm cúm huyết thanh và lâm sàng mới.[16][17]

Tiêm vắc-xin có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ nhập viện vì bệnh viêm phổi hoặc cúm và nguy cơ tử vong ở những người già trong cộng đồng.[18]

Từ 6 đến 59 tháng tuổi

Mặc dù trẻ mắc tình trạng bệnh lý mạn tính như bệnh phổi, thận hoặc tim có nguy cơ cao bị biến chứng của cúm, những trẻ khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng đơn giản chỉ vì độ tuổi của trẻ. Trẻ em dưới 5 tuổi có nhiều khả năng phải nhập viện hơn trẻ lớn hơn; những trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.[19]

Tình trạng bệnh tim mạch hoặc hô hấp mạn tính

Ở những bệnh nhân bị COPD mức trung bình hoặc nặng, sự có mặt của bất kỳ vi-rút nào trong dịch tiết đường thở trên có liên quan mật thiết với các cơn kịch phát COPD. Những dữ liệu này minh chứng cho vai trò của vi-rút là yếu tố kích hoạt các cơn kịch phát COPD trong cộng đồng.[20]

Ở nhóm người lớn tuổi, tiêm vắc-xin phòng cúm có liên quan đến giảm nguy cơ nhập viện vì bệnh tim, bệnh mạch não, viêm phổi hoặc cúm, cũng như nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân trong mùa cúm. Những phát hiện này nêu bật lợi ích của việc tiêm vắc-xin và hỗ trợ các nỗ lực để tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin ở những người lớn tuổi.[21][22][23]

Bệnh thận mạn tính (CKD)

Bệnh nhân bị CKD có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.[15] Vắc-xin cúm hiện được Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ khuyến nghị cho các bệnh nhân bị CKD.[24] Trong các nghiên cứu quan sát, tiêm vắc-xin chủng ngừa cúm có liên quan đến giảm nguy cơ nhập viện, tử vong và thăm khám bác sĩ do cúm.[25]

Tiểu đường

Người mắc tiểu đường có nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn do bệnh nền của họ. Bệnh tiểu đường làm tăng tỷ lệ tử vong từ 5% đến 12% do nhiễm cúm, được cho là do tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, tình trạng nhiễm xeton axit, suy giảm đáp ứng miễn dịch và tăng tỷ lệ mắc bệnh khuẩn tụ cầu và liên cầu khuẩn.[26]

Bệnh huyết sắc tố

Các bệnh huyết sắc tố như bệnh hồng cầu lưỡi liềm có những bất thường không chỉ ở tế bào hồng cầu mà còn ở màng trong/nội mạc mạch máu, chức năng tế bào bạch cầu, đông máu, và phản ứng viêm. Tiêm vắc-xin phòng cúm thường quy được khuyến nghị để phòng ngừa nhiễm bệnh.[27]

Suy giảm miễn dịch

Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây mắc bệnh và tử vong ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như người nhận ghép tạng cơ quan tạo máu/ghép tạng đặc và người bị HIV.[28] Vắc-xin ngừa vi-rút cúm bất hoạt được ưa chuộng hơn so với vắc-xin ngừa vi-rút sống cho các thành viên gia đình, nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc gần với những người ức chế miễn dịch nặng cần chăm sóc trong một môi trường được bảo vệ.[29]Trong một nghiên cứu, tiêm vắc-xin ngừa ba chủng cúm liều cao làm tăng nồng độ kháng thể ở những người bị HIV.[30] Vắc-xin bất hoạt ngừa ba chủng cúm cũng sinh miễn dịch ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV.[31] Cần sử dụng vắc-xin bất hoạt một cách cẩn trọng ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (ví dụ: bệnh nhân được hóa trị liệu, xạ trị, hay liệu pháp ức chế miễn dịch khác, bao gồm corticosteroid liều cao), do có thể kém đáp ứng với việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vắc-xin với chất bổ trợ đã được chứng tỏ là an toàn và sinh miễn dịch ở nhóm bệnh nhân ghép tạng.[32] Vắc-xin sống bị làm yếu trong mũi bị chống chỉ định ở bệnh nhân ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch.

Mang thai

Các thay đổi về miễn dịch, hô hấp và tim mạch làm cho phụ nữ mang thai dễ bị bệnh nặng hơn do cúm.[33] Phụ nữ mang thai bị cúm có nguy cơ sinh non và chuyển dạ sớm lớn hơn.[34] Vắc-xin bất hoạt ngừa ba chủng cúm sinh miễn dịch ở cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV và phụ nữ mang thai không bị nhiễm.[31] Liên quan đến độ an toàn, việc tiêm vắc-xin cúm cho mẹ không làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.[35][36][37]

Người chăm sóc và những người tiếp xúc với người bệnh trong gia đình là các nhóm có nguy cơ cao

Mục đích là để ngăn chặn việc lây truyền vi-rút đến một quần thể có nguy cơ cao.

Vắc-xin ngừa vi-rút cúm bất hoạt được ưa chuộng hơn so với vắc-xin ngừa vi-rút sống cho các thành viên gia đình, nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc gần với những người ức chế miễn dịch nặng cần chăm sóc trong một môi trường được bảo vệ.

Nhân viên y tế

Nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng tất cả nhân viên y tế cần phải tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm để hạn chế việc lây truyền.[38] Vắc-xin ngừa vi-rút cúm bất hoạt được ưa chuộng hơn so với vắc-xin ngừa vi-rút sống cho các thành viên gia đình, nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc gần với những người ức chế miễn dịch nặng cần chăm sóc trong một môi trường được bảo vệ.

Việc nhân viên y tế được tiêm vắc-xin là một biện pháp bảo vệ cho gia đình ở nhà cũng như bệnh nhân tại nơi làm việc khỏi bị lây truyền cúm có thể xảy ra. Bùng phát bệnh cúm trong bệnh viện và các cơ sở chăm sóc dài hạn được cho là do tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp ở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.[39] Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm vắc-xin cao hơn ở các nhân viên y tế có thể làm giảm các bệnh giống cúm, và thậm chí là tử vong, ở các cơ sở như cơ sở chăm sóc dài hạn và nhà điều dưỡng.[40][41][42]

Use of this content is subject to our disclaimer